ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN ÚC: “GU SỐ 1: CỦA GIỚI SIÊU GIÀU CỦA THẾ GIỚI
High-net-worth individuals, họ là ai?
High-net-worth individuals (HNWIs) là từ dùng để miêu tả các cá nhân hoặc hộ gia đình sở hữu tài sản thanh khoản có giá trị từ 1 – 5 triệu USD. Báo cáo của Henley & Partners thực hiện cùng New World Wealth đã cung cấp thông tin chuyên sâu về xu hướng di cư và đầu tư của các HNWIs trong 3 năm qua.
Số lượng triệu phú được dự đoán sẽ chuyển đến sinh sống và đầu tư ở đất nước mới giai đoạn 2023 – 2024 đạt đỉnh điểm và đã vượt tất cả kỷ lục trước kia. Nói cách khác, làn sóng dịch chuyển tài sản đang diễn ra rầm rộ trong giới siêu giàu.
Thống kê luồng di chuyển của các HNWIs trên thế giới trong những năm gần đây
Bảng số liệu sau đây cho thấy các quốc gia và vùng lãnh thổ có sự chênh lệch ròng số lượng HNWIs lớn hơn 100 HNWIs/ năm. Sự chênh lệch ròng được tính bằng số lượng HNWIs chuyển đến trừ đi số lượng HNWIs di cư khỏi một quốc gia. Tất cả các số liệu được làm tròn đến 100 gần nhất.
Đáng chú ý là 9 trong top 10 quốc gia có sự chênh lệch ròng HNWIs dương vào năm 2023 là các quốc gia có các chương trình định cư đa dạng.
Xu hướng dịch chuyển tài sản của HNWIs
Úc là vẫn điểm đến được các triệu phú lựa chọn nhiều nhất
Úc đã giành lại vị trí số 1 trong danh sách các điểm đến của các triệu phú năm 2023 theo khảo sát của New World Wealth. Năm 2022 dẫn đầu là các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE. Trước đó, Úc đã “đội vương miện” liên tục 5 năm từ năm 2015 đến 2019. Hoa Kỳ giữ top 1 trong hai năm 2013 và 2014.*
*Dữ liệu theo dõi các HNWIs đã bị ngắt quảng khi dịch Covid bùng phát vào năm 2020 – 2021, Úc cũng như nhiều quốc gia khác đóng cửa biên giới và việc theo dõi gặp nhiều khó khăn.
Năm 2023, UAE tụt xuống vị trí thứ 2 với dự đoán sẽ có thêm 4.500 triệu phú. Singapore đứng thứ 3 với +3.200 HNWIs (mức cao nhất của nước này trong nhiều năm qua), tiếp theo là Hoa Kỳ ở vị trí thứ 4 (dự kiến +2.100 triệu phú).
Thụy Sĩ (dự kiến +1.800 HNWIs) và Canada (dự kiến +1.600 HNWIs) lần lượt ở vị trí thứ 5 và 6, cùng với Hy Lạp (+1.200 HNWIs). Pháp (dự kiến +1.000 HNWIs — tăng gấp đôi so với số lượng 500 HNWIs thực tế của năm ngoái), Bồ Đào Nha (dự kiến +800) và New Zealand (dự kiến +700) và đều thuộc top 10 năm nay về số lượng HNWIs tăng ròng.
Duy nhất Israel được dự đoán sẽ rớt khỏi Top10 trong 2023.
Trung Quốc và Ấn Độ là nơi các HNWIs rời đi nhiều nhất
Báo cáo theo dõi xu hướng di chuyển của cải và đầu tư trên toàn thế giới dự báo Ấn Độ sẽ mất đi 6.500 cá nhân siêu giàu (số lượng ròng) trong năm 2023. Con số này làm Ấn Độ phải giữ top2 thế giới về số lượng ròng các triệu phú ra đi (chỉ sau Trung Quốc với -13.500 HNWIs), nhưng điều này vẫn cho thấy một sự cải thiện nhẹ so với -7.500 triệu phú hồi năm 2022.
Nguyên nhân
Thiên đường thuế có phải là tất cả?
Thiên đường thuế, hay “trung tâm tài chính nước ngoài”, là một quốc gia/ vùng lãnh thổ mà các nhà đầu tư nước ngoài nộp thuế ở mức cực thấp, thậm chí có thể bằng không. Bằng cách chuyển tiền của họ vào hoặc thông qua các thiên đường thuế, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể tránh phải nộp thuế ở các quốc gia có mức thuế cao.
Các thiên đường thuế vẫn luôn được giới siêu giàu ngắm nghía để đầu tư, kinh doanh.
Trong đánh giá chính sách thuế của các quốc gia trên thế giới do worldpopulationreview công bố năm 2021: Singapore, Switzerland (Thụy Sỹ) và UAE được gọi là “thiên đường thuế”. Lần lượt 3 quốc gia này cũng xếp vị trí #2, #4, #5 trên bảng xếp hạng điểm đến của các triệu phú.
Phân tích sâu hơn, chúng ta thấy Mỹ (đang xếp #3 top các điểm đến của các triệu phú) và Canada (#6) không xuất hiện trong danh sách “tax havens”. Nhưng Mỹ và Canada là 2 quốc gia đặc biệt do mỗi bang/ tỉnh bang có chính sách thuế khác nhau. Và điều đó làm một số vùng ở 2 quốc gia này là “tax havens”.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa “thiên đường thuế là mối quan tâm tối cao” của các HNWIs, vì Úc – đất nước dẫn đầu nhiều năm qua – không hề là “thiên đường thuế”. Ngay chính các nguồn đầu tư vào Mỹ, Canada cũng không hề phân bố hoàn toàn vào các bang tax havens.
Vậy điều gì đang thu hút HNWIs?
Đi tìm sự ổn định và bền vững
Điểm đến ưa thích của các triệu phú là các quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu và các trường học đẳng cấp thế giới cho gia đình họ. Dịch Covids không chỉ làm nhu cầu di cư bị dồn nén mà còn làm nhiều người nhận thấy rủi ro trong hệ thống y tế và khả năng quản lý khủng hoảng của nơi họ đang sống. Điều này làm nhiều người (gồm cả HNWIs) các nhanh chóng di cư dù trước đó không có ý định.
Đồng thời, các nước này cũng phải có hệ thống pháp lý ổn định, kinh tế phát triển bền vững để bảo vệ và gia tăng tài sản. Đầu tư ở nhiều quốc gia giúp đa dạng hóa kênh đầu tư, hạn chế rủi ro, tránh lạm phát và tận dụng được chênh lệch tỷ giá của các đồng tiền mạnh.
Một số quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha còn cấp quyền cư trú cho nhà đầu tư khi mở công ty, mua BĐS hoặc đầu tư… vào nước họ. Việc có quyền Thường trú dân ở nhiều nước hoặc song tịch cho phép cá nhân di chuyển linh hoạt giữa nhiều quốc gia.
Úc là quốc gia minh bạch và rất khó để tránh thuế. Tuy vậy, nhiều người giàu vẫn muốn đến sinh sống vì đất nước này có tất cả những yếu tố vừa được liệt kê và những điều đó còn vượt trội hơn vấn đề thuế.
Dẫn nguồn:
-
-
-
- Báo cáo của Henley & Partners
- Báo của công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth chuyên cung cấp thông tin chuyên sâu về xu hướng của các triệu phú.
-
-